Họ thông có tên khoa học là Pinaceae, cùng họ với tùng, thủy tùng, tuyết tùng,… có phần nhựa rất thơm, tuổi thọ trung bình của chúng rất cao sống khoảng 10 – 100 năm. Gồm rất nhiều loại (200- 250 loại) phân bổ ở các vùng ôn đới ở Bắc bán cầu. Nhưng ở các vùng nhiệt đới và hàn đới cũng có thể tìm thấy loại cây này.
Thông là cây thân gỗ, tán lá rộng nhưng thưa, lá hình nón thưa và thường có màu xanh đậm, nhạt dần ở phần ngọn cây và mọc thành từng cụm ở các cành cây.
Cây có chiều cao lên đến khoảng 30 – 100m, đường kính thân cây từ 0.6 – 0.8m, với cây non thân cây thường sần sùi, còn cây già thì thân tróc thành từng mảng lớn. Nhìn từ trên cao phiên lá cây có mặt cắt hình tam giác rất bắt mắt.
Đây là loại cây thông phổ biến nhất ở nước ta nói chung và Đà Lạt nói riêng, xuất hiện nhiều ở vùng cao nguyên Lang Biang là loại cây thân gỗ lớn, màu nâu xám, nhựa ít nhưng có mùi rất hắc.
Lá cây hình kim, màu xanh ngọc và thường đính 3 lá kim trên một đầu cành ngắn, mỗi lá kim thường dài khoảng 20 – 25cm.
Cây thông ba lá có nón đơn tính từ gốc, nón cái thường chín trong khoảng 2 – 3 năm. Khi chín nón sẽ hóa gỗ, có kích thước cao 5 – 9cm, rộng 4 – 5cm, lá noãn thường phát triển thành vảy và mỗi vảy có 2 hạt, hạt hình thoi.
Vì cây khá ít nhựa nên thường được trồng với mục đích chủ yếu lấy gỗ làm đồ gia dụng, bột gỗ làm giấy,…
Cây thông ba lá vốn là cây lá kim vốn được phân bố rộng rãi tại các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, và một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cây thông ba lá xuất hiện ở nước ta chủ yếu ở vùng cao nguyên Lang Biang với độ cao từ 1000 – 1700m so với mực nước biển. Tuy nhiên tại cùng cao nguyên Di Linh vẫn có loại thông này được trồng ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển.
Cây thông năm lá cũng là loại thông xuất hiện ở Việt Nam nhưng không phổ biến nhiều như thông ba lá. Cây thân gỗ có chiều cao khoảng 20m, đường kính thân cây khoảng 60cm.
Khi cây ở năm đầu tiên thì có nhiều lông tơ, nhưng từ năm thứ 2 – 3 thì không còn lông nữa, mầm phát triển có màu nâu và không có nhựa, các lá kim mọc thành chùm 5 lá và có xu hướng bẻ vào trong.
Phiến lá tam giác, kích thước nón thông khá lớn từ 8 – 10cm, quả chứa khá nhiều hạt với kích thước khác nhau.
Loài cây này khá hiếm ở nước ta, chỉ thường được tìm thấy ở khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Có tại Mai Châu, Hòa Bình.
Chúng được tìm ở Pa Có và mới phát triển vài năm gần đây, có đặc điểm rất khác so với thông 3 lá và thông Đà Lạt, chúng thường được biết đến là loài thông của Trung quốc.
Cây thông Đà Lạt hay còn được gọi là cây thông có năm lá (Pinus dalatensis), là loại thực vật đặc hữu của Việt Nam, được trồng và xuất hiện nhiều nhất ở Đà Lạt, Lâm Đồng.
Là loài cây lấy gỗ với thân cây lớn, có chiều cao khoảng 30m, đường kính thân cây khoảng 0.6 – 0.8m.
Ở cây non thì vỏ thân nứt dọc, cây già thì bong tróc thành các mảng lớn, các cành ngắn mọc thành cụm trên đầu cành, mỗi cành ngắn mang 5 lá kim ở đỉnh, có mặt cắt hình tam giác.
Nón đơn tính cùng gốc, nón cái có hình trụ dài khoảng 5.5 – 10cm, đường kính 2.5 – 4cm. Khi nón chín có màu đen xám, hạt hình trứng, màu nâu và có đường kính 0.4 – 0.5cm, mang cánh dài 1.5cm ở phía trên đỉnh.
Cây thông Đà Lạt được trồng thành rừng chủ yếu để lấy gỗ làm đồ gia dụng và nội thất chứ không có giá trị lấy nhựa như những loài cây thông khác.
Chúng có đặc điểm khác so với cây thông 3 lá hay thông năm lá tại Hang Kia – Pà Có, và là loài cây hiếm có trong danh mục cần được bảo tồn của Việt Nam.